Lời nói và ngôn từ là tấm gương của tâm hồn, là trình độ văn hoá của người đó. Ngôn từ phát biểu của một người, định hình tính cách của người đó. Người đó nói như thế nào, thì người đó là như vậy. Người thô tục thường nói lời thô tục.
Ngôn từ là văn hoá của một người, vì nó cho thấy sự sắc sảo, sâu lắng hay nông cạn hời hợt của tâm hồn người đó, vì nó phản ảnh tư duy. Ngôn từ là một thành phần trung gian giữa tâm thức và thân xác, đó một cửa ngỏ quan trọng của đời sống của một người theo triết lý Thân Khẩu Ý tạo ra nghiệp hay karma. Vì tương lai được vay mượn từ hiện tại. Chánh ngữ là một điều bắt buộc cần phải có của các bậc thiện tri thức. Một lời bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời tàn nhẫn có thể phá hỏng một cuộc đời. Một lời đúng lúc có thể xua đi phiền não. Một lời yêu thương có thể chữa lành và mang lại hạnh phúc.
Nếu chúng ta nhìn lại cuộc đời, thì con người chỉ cần hai năm để học nói. Nhưng phải mất tới sáu mươi năm mới hy vọng hoàn tất xong học trình, để biết cách giữ gìn lời ăn tiếng nói. Ngọc có tì vết còn sửa chữa lại được, lời nói buông ra không thể thu về. Người có trí tuệ biết sử dụng ái ngữ và không nói lời độc ác.
Nguồn: https://33mersin33.com
Xem thêm bài viết khác: https://33mersin33.com/van-hoa/
Xem thêm Bài Viết:
- NNDG Trọng Quỳnh dạy hát Dọc Bắc (Âm nhạc Thăng Long)
- Làm Vợ, Làm Mẹ Như Thế Nào?
- Phạm Nhật Vượng, Trần Bá Dương, Hồ Hùng Anh Và Trình Độ Học Vấn Của 5 Tỷ Phú Việt Lọt Top Thế Giới
- (VTC14)_Danh sách 27 thành viên Chính phủ
- Á hậu TỰ SƯỚNG cùng Đường Nhuệ LỘ CHUYỆN NHẠY CẢM với anh Đường & xoá lời khen kền kền TRƯỢNG NGHĨA